Biết đến chị qua những câu chuyện của nhiều người bạn, tâm sụ cùng chị qua mạng xã hội, yêu chị và quý chị rất nhiều. Nhũng mãi đến tháng 8/2021 tôi mới được gặp chị trong một chuyến công tác Nam Trà My. Lần đầu tiên được ngồi cạnh chị, nghe chị kể về cuộc đời mình, như nặng nghĩa tình với vùng cao này, như đã có mối lương duyên gắn bó cuộc đời chị với những mãnh đời bất hạnh nơi đây. Dù vẫn còn nhiều gian nan lắm nhưng chị rất vui khi thấy những cống hiến của mình mang lại đời sống tốt cho bà con nơi đây. Chị kể, năm 2012, được phân công về làm công tác quản lý tại Trường mẫu giáo Trà Nam (xã Trà Nam), khi ấy chị còn rất trẻ. Cuộc sống nơi đây còn nhiều bỡ ngỡ với chị, nhưng rồi cũng theo thời gian lại trở nên quen thuộc và gần gũi.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thanh bên cạnh các em đồng bào Dân tộc thiểu sốTrà Nam, là một trong những xã nghèo, với 98% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cái khó bủa vây họ. Vì vậy trách nhiệm của các thầy cô nơi đây không chỉ là dạy học mà còn là trách nhiệm vận động để học sinh đến trường. Có những em vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên phải nghỉ học để cùng ba mẹ lên rẫy. Vì thế, ngoài giờ dạy trên lớp, cô cùng một số thầy cô khác tranh thủ đến từng nhà, lên từng con rẫy để vận động bà con hiểu và cho các em đến trường. Bằng tấm lòng chân thành và nhiệt huyết của mình, các thầy cô đã khiến bà con hiểu được sự quan trọng của con chữ trong đời sống của họ.
Trường mẫu giáo Trà Nam lúc bấy giờ có một điểm trường chính và chín điểm trường lẻ cách xa nhau tại các điểm thôn, nóc. Những điểm trường lẻ này được dựng vội trên nền đất nhão nhoét bằng cây rừng, tre, vách nứa… Nhiều nơi, phòng học chỉ vỏn vẹn chín mét vuông, vừa đủ kê ba dãy bàn ghế. Trẻ em đến lớp áo quần không đủ ấm, không dép, không mũ, không đồ dùng học tập…“Đó cũng chính là động lực để Thanh ngược xuôi tìm nguồn lực xây trường mới cho học sinh. Cùng với chính quyền địa phương, huy động các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm trong cả nước để tìm kinh phí xây dựng. Cứ thế, điểm trường đầu tiên là Tak Ta - Mang Liệt được kiên cố hóa vào năm 2013. Đến nay, 100% điểm trường đã được xây dựng chắc chắn.
Bên cạnh tìm nguồn lực để xây trường, là nổi trăn trở của chị làm sao để cải thiện bữa ăn cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi dây. Chị Thanh kể: “Mỗi học sinh dân tộc thiểu số đã được Nhà nước hỗ trợ bán trú nhưng không không thể đap ứng dinh dưỡng cho các em. Nhìn bữa cơm chỉ có mì tôm, cơm với rau lòng chị như quặn thắt, rất thương. Vì thế, chị đã tìm cách kết nối với các bạn bè, nhà hảo tâm hỗ trợ thêm khẩu phần ăn cho các em. Đến nay, 100% các điểm trường đều có được bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng”.
Chưa có một ngày cuối tuần nào Chị được ở nhà nghỉ ngơi. Chị lặn lội lên từng nóc, tìm đến những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật rồi tìm cách chia sẻ với họ. Rất nhiều người được chị giúp đỡ, vẫn trìu mến gọi chị là người con của làng. Ngay cả khi chuyển về xã Trà Mai (2019), nhận công tác ở Trường Tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai) thì chị Thanh cũng cứ ngược xuôi không ngơi nghỉ. Ở đâu có khó khăn, là ở đó có Chị. Nhờ chị, nhiều đứa trẻ nơi đây đã có thể đến trường, tiếp tục con đường chinh phục con chữ của mình trong tương lai.
Với những đóng góp thầm lặng của mình, năm 2020, chị đã đượng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam gia đoạn 2015 – 2020. Dù định cư ở nơi đây hay mai sau có xa mãnh đất này thì tâm trí chị vẫn một tấm lòng luôn hướng đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Và chị mãi là người con của làng, là người cô giáo của những đứa trẻ và là người mẹ của những mãnh đời bất hạnh.